image banner
Thông tin Đảng ủy Phường 1

Thông tin lãnh đạo Đảng ủy Phường 1:

Anh-tin-bai

Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng bộ Phường 1

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Đảng bộ Phường 1 (gọi tắt là Đảng ủy Phường 1) 

1. Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng

- Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết Đại hội của Đảng bộ Phường và của cấp trên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; duy trì Phường văn hóa, văn minh đô thị.

- Lãnh đạo thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, quản lý và sử dụng đất hợp lý, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm...) theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn do nhà nước đầu tư, vốn nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, giảm hộ nghèo bền vững.

- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở địa bàn theo đúng luật pháp, không để tích tụ mâu thuẫn trở thành những điểm nóng, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượt cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị ở địa phương. 

- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là tệ ma túy, mại dâm, cờ bạc...

2. Lãnh đạo công tác tư tưởng

- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước  trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực.

- Tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết kịp thời và báo cáo lên cấp trên.

- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan; phòng, chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

3. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

- Lãnh đạo việc xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Phường vững mạnh; xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt chuẩn quy định, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức Phường.

- Xây dựng và thực hiện quy chế về công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyền; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ theo phân cấp; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm cao trong tổ chức đảng và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức.

- Đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.

4. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

- Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Phường vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

- Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI; thực hiện tốt quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ dân phố. Thực hiện và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương.

5. Xây dựng tổ chức đảng

- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, gắn với hệ thống chính trị ở Phường; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; chú trọng củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng lãnh đạo của các chi bộ. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng hội nghị cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

- Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực; nghiêm chỉnh chấp hành và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành nghị quyết của tổ chức đảng, quyết định của chính quyền và chương trình hành động của các đoàn thể. Cấp ủy xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những người lao động giỏi, có uy tín trong quần chúng.

- Xây dựng cấp ủy và bí thư cấp ủy bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và nhân dân tín nhiệm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia, góp ý xây dựng Đảng; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tự phê bình trước đại diện của nhân dân và chịu trách nhiệm khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương.

- Cấp ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Phối hợp các tổ chức cơ sở đảng có đảng viên, cán bộ, công chức đang cư trú trên địa bàn thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương. 

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Phường (gọi tắt là Đảng ủy viên)

- Tham gia lãnh đạo tập thể và biểu quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Đảng ủy; phản ánh những vấn đề mới phát sinh để Đảng ủy nghiên cứu, thảo luận và quyết định.

- Quán triệt, vận dụng và thực hiện sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chấp hành tổ chức kỷ luật của Đảng và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về lĩnh vực và địa bàn mình phụ trách.

- Mỗi Đảng ủy viên được Đảng ủy phân công phải chuẩn bị những nội dung thuộc lĩnh vực mình phụ trách để trình Đảng ủy xem xét, quyết định.

- Cùng với Chi bộ, nơi công tác lãnh đạo việc nghiên cứu, quán triệt thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng; làm tốt công tác xây dựng Đảng ở chi bộ được phân công phụ trách và tham gia xây dựng chi bộ nơi sinh hoạt và nơi cư trú đạt trong sạch, vững mạnh; phản ánh trung thực những vấn đề có ảnh hưởng đến uy tín vai trò lãnh đạo của Đảng ủy để Đảng ủy có chủ trương, biện pháp xử lý.

- Đề xuất, xét chọn quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ và kiểm tra, giám sát, nhận xét đánh giá cán bộ nơi được phân công phụ trách.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm ở địa bàn được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm đối với những sai phạm của tổ chức, cán bộ dưới quyền trực tiếp quản lý. Gương mẫu học tập và được bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các Nghị quyết, Quyết định, Quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng; giữ gìn sự thống nhất ý chí, hành động và sự đoàn kết trong Đảng ủy và toàn Đảng bộ.

- Thực hiện đúng chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, chất vấn trong Đảng theo quy định. Hàng năm, tự phê bình về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm được giao.

- Rèn luyện, giữ gìn đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; gương mẫu xây dựng gia đình văn hóa; không để vợ (chồng), con lợi dụng làm những việc trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

- Được thông tin tình hình trong nước, tỉnh, Thị xã, Phường, được yêu cầu Đảng ủy cung cấp thông tin về những vấn đề mình quan tâm thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Đảng ủy và phải đảm bảo chế độ bảo mật theo quy định; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đối với Đảng ủy theo quy định.

- Trong công tác, phải thực hiện hoàn thành nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực phụ trách; giải quyết công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao, không được lấy danh nghĩa thay mặt Đảng ủy chỉ đạo công tác khi chưa được phân công hoặc ủy nhiệm của Đảng ủy.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng ủy

- Thảo luận, đề xuất Đảng ủy quyết định những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ theo Nghị quyết và Chương trình hành động Đảng ủy đề ra.

- Cho ý kiến về những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của Kế  hoạch phát triển kinh tế Phường hội 5 năm, Kế hoạch đầu tư trung hạn, Kế hoạch xây dựng cơ bản, Kế hoạch thu - chi ngân sách hàng năm, về công tác quốc phòng - an ninh, nội chính, đối ngoại và những vấn đề trọng tâm liên quan đến đời sống nhân dân trong Phường do Ủy ban nhân dân Phường trình trước khi Đảng ủy xem xét, cho ý kiến định hướng.

- Đề xuất Đảng ủy phân công công tác các đồng chí Đảng ủy viên. Là trung tâm đoàn kết của Đảng ủy và toàn Đảng bộ.

- Quyết định triệu tập Hội nghị Đảng ủy và Hội nghị Đảng viên. Chuẩn bị các vấn đề về công tác cán bộ trình Đảng ủy xem xét quyết định.

- Tham mưu Đảng ủy chỉ đạo và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện đường lối chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Thị ủy; chỉ đạo thí điểm thực hiện những vấn đề mới để rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng rãi và tổng kết thực tiễn những vấn đề quan trọng theo chỉ đạo của Thị ủy.

- Chuẩn bị nội dung các kỳ họp Đảng ủy; thay mặt Đảng ủy định kỳ báo cáo với Thị ủy về các mặt công tác của Đảng bộ, đề xuất, kiến nghị với Thị ủy những vấn đề về chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của Thị ủy.

- Thảo luận, đề xuất Đảng ủy xem xét và cho ý kiến những vấn đề do Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận, đoàn thể Phường, các chi bộ trực thuộc đề nghị xét thấy cần thiết.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Đảng ủy

Thường trực Đảng ủy gồm: Bí thư và Phó Bí thư, lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng ủy, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Giúp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện quy chế và chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hàng năm, sáu tháng, hàng quý, hàng tháng của Ban Chấp hành; chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của Đảng ủy, quyết định triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy; chỉ đạo kiểm tra việc chuẩn bị nội dung, nhất là các đề án và dự thảo các nghị quyết để trình hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ quyết định, chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo Thị ủy, UBND Thị xã đến thăm và làm việc tại địa phương hoặc khi lãnh đạo yêu cầu cấp ủy đến báo cáo , làm việc.

- Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Đảng, HĐND, UBND, Mặt trận và các đoàn thể trong việc quán triệt, cụ thể hóa và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Thị ủy và Đảng ủy.

- Chỉ đạo giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng bộ, nhất là những vấn đề đột xuất nảy sinh.

- Thay mặt Đảng ủy giải quyết những công việc theo sự chỉ đạo của Thị ủy, theo quy chế làm việc của Đảng ủy và những công việc được Đảng ủy ủy quyền.

- Thay mặt Đảng ủy quản lý điều hành hoạt động tài chính của Đảng bộ theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và hướng dẫn của cơ quan tài chính Đảng cấp trên.

Những công việc được Đảng ủy ủy quyền cho tập thể thường trực Đảng ủy giải quyết gồm:

- Về tổ chức, cán bộ:

+ Quyết định thẩm tra những cán bộ thuộc diện Đảng ủy quản lý khi có vấn đề cần phải xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị để đưa ra Đảng ủy xem xét, kết luận.

+ Cho ý kiến về đánh giá cán bộ, quy hoạch, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chính sách, miễn nhiệm đối với cán bộ không thuộc Đảng ủy quản lý như: Trưởng phó các tổ chức xã hội, trưởng khu phố.

+ Chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy viên, các chức danh lãnh đạo của chi ủy Đảng trực thuộc; chỉ định bổ sung chi ủy viên theo đề nghị của chi ủy trực thuộc đúng với quy định của điều lệ Đảng.

+ Ra Quyết định về thực hiện chế độ và chính sách tiền lương và cho ý kiến cán bộ thuộc diện Đảng ủy quản lý đi học tập các lớp ngắn hạn và dài hạn.

+ Thường trực Đảng ủy làm việc trực tiếp và nghe các đồng chí thuộc diện Đảng ủy quản lý báo cáo những công việc mà đồng chí đó phụ trách.

+ Chỉ đạo chuẩn bị việc đề nghị xét tặng các danh hiệu nhà nước, tặng thưởng các loại Huân, Huy chương để xin ý kiến Đảng ủy trước khi trình cơ quan có thẩm quyền.

- Về công tác nội chính, an ninh, quốc phòng:

+ Cho ý kiến về chương trình công tác năm và đánh giá công tác năm của các nhành khối nội chính; nhận xét , đánh giá công tác năm của lãnh đạo công an, quân sự.

+ Cho ý kiến về quan điểm xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc. Phối hợp với Đảng ủy Quân sự Thị xã trong lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh

- Về kinh tế- xã hội:

+ Cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng có tổng vốn đầu tư ở mức được Đảng ủy ủy quyền để UBND quyết định.

+ Cho ý kiên đối với các khoản chi từ ngân sách Nhà nước từ các nguồn vốn khác để mua sắm tài sản có giá trị lớn ở mức được Đảng ủy ủy quyền và việc sử dụng các khoản vượt thu ngân sách, khoản ngân sách dự phòng chi hàng năm và các khoản để chi từ nguồn hỗ trợ của Thị ủy và các tổ chức cá nhân trong và ngoài Thị xã cho các nhu cầu phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp…(trừ những trường hợp thiên tai, cứu trợ đặc biệt khẩn cấp không có điều kiện hop được Thường trực Đảng ủy giao cho Chủ tịch UBND quyết định sau đó báo cáo lại Thường trực Đảng ủy). Những công việc được ủy quyền nêu trên, nếu có vấn đề phức tạp hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thường trực Đảng ủy xin ý kiến Đảng ủy trước khi quyết định.

- Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đảng ủy có hiệu lực thực hiện như quyết định của Đảng ủy. Kết quả giải quyết công việc của Đảng ủy và các công việc được Đảng ủy ủy quyền phải báo cáo Đảng ủy trong phiên họp gần nhất. Tùy tình hình thực tế để vận dụng cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm không trái với nguyên tắc tập trung dân chủ và những quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bí thư Đảng ủy

Bí thư là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy; cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy chịu trách nhiệm trước Thị ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Thị ủy; trước Đảng bộ và nhân dân Phường về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Bí thư Đảng ủy có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

 - Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ đạo thực hiện các công việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy; chủ trì và kết luận cuộc hội nghị của Đảng ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực Đảng ủy về những vấn đề lớn quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ, Ban Chấp hành thảo luận, quyết định.

 - Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ, nhân dân và trực tiếp tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để trình hội nghị Đảng ủy hoặc Ban Thường vụ thảo luận quyết định.

 - Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp nhất; làm Bí thư chi bộ Quân sự trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng an ninh, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ. Chủ động kiến nghị với Ban Thường vụ Đảng ủy các chủ trương, biện pháp để cải tiến và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy; bảo đảm cho sinh hoạt của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy được thực hiện đúng quy chế làm việc, đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, giữ vững đoàn kết nội bộ Đảng ủy Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy và trong toàn Đảng bộ.

- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chỉ đạo sơ kết, tổng kết trên các lĩnh vực theo quy định; thay mặt Đảng ủy báo cáo Thị ủy và thông báo cho cấp dưới về tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở địa phương và hoạt động của Đảng ủy theo đúng chế độ quy định; khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Ban Thường vụ và Thường trực Thị ủy về tình hình của địa phương và chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.

- Chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ; thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy ký các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Ban Chấp hành Đảng ủy.

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và đồng chí Bí thư Đảng ủy về toàn bộ hoạt động của UBND và hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật; cùng với các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên UBND chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của HĐND về những vấn đề kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ thuộc quyền. Chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch hàng năm và 05 năm, chỉ đạo xây dựng các đề án cụ thể về kinh tế, xã hội và ngân sách, về quốc phòng an ninh, về kinh tế hợp tác để đưa ra hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thảo luận, quyết định theo chương trình làm việc.

  - Thường xuyên báo cáo tình hình với Thường trực Đảng ủy về hoạt động của UBND; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm công tác của UBND cần báo cáo xin ý kiến Thường trực hoặc Thường vụ Đảng ủy; Ban Chấp hành phối hợp chặt chẽ với đồng chí Phó Bí thường trực và đồng chí Phó Bí thư để bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, điều hành giữa Đảng với chính quyền.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Bí thư

  Phó Bí thư cùng với Bí thư chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thường trực Đảng ủy, đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về những công việc được phân công. Phó Bí thư có trách nhiệm và quyền hạn sau:

  - Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và đồng chí Bí thư Đảng ủy; chỉ đạo việc chuẩn bị, thẩm định dự thảo quy chế và chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ; chương trình công tác năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; chỉ đạo việc chuẩn bị chương trình và nội dung hội nghị của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các cuộc họp của Thường trực Đảng ủy.

  - Điều hành bộ máy Đảng để giải quyết những công việc hàng ngày của Đảng bộ. Trực tiếp giải quyết những công việc Bí thư ủy nhiệm; thay mặt Bí thư khi Bí thư đi vắng.

  - Trực tiếp chỉ đạo hoạt động cán bộ chuyên trách Đảng ủy; phối hợp công tác giữa các tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và của cấp ủy. Chủ trì cùng các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ phụ trách từng lĩnh vực xử lý những công việc cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị hoặc những việc do các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ phụ trách lĩnh vực đề nghị.

  - Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể: công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác dân vận của Đảng; công tác thi đua khen thưởng trong Đảng; công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Đảng, công tác tài chính Đảng và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và bảo mật theo quy định. Đề xuất với Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ và Đảng ủy những vấn đề cần quan tâm giải quyết thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ mình phụ trách; thay mặt Đảng ủy, Ban Thường vụ ký các văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo sự phân công của đồng chí Bí thư.

- Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy về chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy chế và các chương trình công tác đã đề ra; toàn bộ hoạt động của HĐND và của hệ thống HĐND theo quy định của pháp luật; phối hợp với đồng chí Chủ tịch UBND và cùng với các đồng chí trong Thường trực HĐND chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền địa phương trong sạch vững mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

  - Chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động, chương trình giám sát hàng năm, chương trình các kỳ họp HĐND; những quyết định quan trọng của HĐND về kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh và những vấn đề quan trọng khác của địa phương. Cần xin ý kiến cấp ủy trước khi trình HĐND quyết định.

  - Định kỳ báo cáo tình hình với Thường trực Đảng ủy về hoạt động của HĐND; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của HĐND cần báo cáo xin ý kiến của Thường trực Đảng ủy hoặc Ban Thường vụ; phối hợp với đồng chí Chủ tịch UBND trong xử lý công việc để đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, điều hành giữa Đảng và chính quyền.

- Kịp thời báo cáo với Bí thư những vấn đề khó khăn, vướng mắc mới phát sinh trên các lĩnh vực có liên quan.

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh